Quản lý bệnh vểnh mang ( Soldier Cap Disorder) trên tôm

Bệnh vểnh mang trên tôm
Theo tài liệu của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ thì đây là bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio (Vibrio disease), là một hệ thống bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra. Các vi khuẩn gây bệnh này là Vibrio alginolitucusVibrio anguillarum và Vibrio parahaemolyticus. 
Triệu chứng:
Tôm nhiễm khuẩn có triệu chứng lờ đờ, hôn mê và bơi lội không bình thường.
Các chân bơi và chân chèo có thể xuất hiện các đốm đỏ do quá trình gia tăng tổng hợp sắc tố, các đốt bụng có thể bị biến dạng nhẹ.
Trường hợp tôm nhiễm bệnh nặng, nắp mang tôm sẽ bị vảnh lên và bị ăn mòn.
Trong các trường hợp nặng hơn, có thể nhìn thấy các đốm đen trên vỏ đầu và bụng tôm. Bệnh xuất hiện cả ở tôm thẻ và tôm sú.
Bệnh vểnh mang ở Việt Nam. Ảnh: Internet
Ngày 1/5/2017, Khoa Thủy sản, ĐH Nông lâm TP HCM, đã về lấy mẫu tại một số ao nuôi có hiện tượng tôm sú bị vểnh mang ở huyện Cầu Ngang, Trà Vinh. Tại những ao này, tôm sú có các biểu hiện bệnh, gồm: Vỏ hơi mềm, đóng rong nhẹ; vỏ nắp mang bị bong ra và vểnh lên, bị mòn tạo sắc tố màu đen; mang dơ; một số tôm vỏ sần sùi giống rễ tre.
Mối liên hệ giữa vểnh mang và chất lượng nước
Suresh Kummari và cộng sự 2018 đã tiến hành phân tích các nguyên nhân của bệnh vểnh mang trên tôm thẻ từ đó đưa ra các biện pháp thực hành quản lý ao khác nhau.
Cuộc khảo sát được tiến hành ở 52 trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng  P. vannamei tại các quận của bang Andhra Pradesh (Ấn Độ). Cuộc khảo sát đã được thực hiện với sự giúp đỡ của bảng câu hỏi để tiến hành giám sát thụ động đối với hội chứng vểnh mang trên tôm thẻ. Bảng câu hỏi khảo nghiệm bao gồm các thông số như diện tích ao nuôi, mật độ thả, ngày nuôi (DOC), sinh khối thu hoạch, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), trọng lượng cơ thể trung bình, tổng tiêu thụ thức ăn, tỷ lệ sống của tôm đã được ghi nhận.
 
Với một triệu chứng lâm sàng của vỏ nắp mang bị bong ra và vảnh lên (Hình 1).
 
Từ biểu đồ trên có thể thấy rõ sự khác biệt đáng kể (P <0,05) về nhiệt độ, oxy hòa tan, độ kiềm và độ cứng giữa ao tôm bệnh và ao tôm bình thường. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể (P> 0,05) về độ mặn, pH và amoniac.
Trong nghiên cứu này, các thông số chất lượng nước như nhiệt độ, DO, độ kiềm và độ cứng của nước đã bị lệch khỏi phạm vi thích hợp với tôm(Hình 3). Hầu hết các ao nuôi tôm có bệnh đen mang đã được nhận thấy có nhiệt độ nước cao và trên 32oC. Một số ao ở các khu vực khảo sát có nhiệt độ đạt tới 34oC. Bên cạnh đó ôxy hòa tan thấp hơn đáng kể trong các ao bị ảnh hưởng bởi bệnh vểnh mang so với các ao nuôi tôm bình thường.
Trong các trang trại có bệnh vểnh mang FCR cao hơn và tỷ lệ sống sót thấp đáng kể so với trong trại nuôi tôm không nhiễm bệnh. Các trang trại tôm bị bệnh vễnh mang trong nghiên cứu này cho thấy FCR cao lên tới 1,64 dẫn đến tăng đáng kể chi phí hoạt động và ngày nuôi.
Một mối quan hệ giữa mật độ thả, thông số chất lượng nước và vểnh mang đã được quan sát. Bệnh này đã được quan sát thấy sau 50 ngày của thời kỳ nuôi cấy.
Nghiên cứu cũng cho thấy bệnh chủ yếu được quan sát thấy ở các trang trại nuôi tôm có mật độ thả giống cao. Theo Araneda và cộng sự, (2008) và Babu (2014) đã cho thấy một mối quan hệ nghịch đảo giữa tăng trưởng của tôm và mật độ thả giống. Mật độ thả giống càng cao sẽ làm thay đổi tình trạng sinh lý trong tôm, dẫn đến chậm phát triển, dễ bị tổn thương bệnh tật và cũng ảnh hưởng đến FCR.
Kết quả nghiên cứu của Suresh Kummari và cộng sự 2018 đã cho thấy rằng có một mối liên hệ giữa bệnh vểnh mang với những ao nuôi có mật độ thả giống cao, chất lượng nước là oxy hòa tan, độ kiềm, độ cứng và nhiệt độ đã vượt khoảng giới hạn của tôm.
Kiểm soát bệnh vểnh mang trên tôm
Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản là một trong những giải pháp đển ngăn ngừa và quản lý bệnh vểnh mang trên tôm.
Các biện pháp duy trì chất dinh dưỡng và điều kiện nuôi tối ưu khác như: nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, độ cứng, và oxy hòa tan trong ngưỡng thích hợp cho tôm nuôi.
Ngoài ra cần thực hiện các biện pháp quản lý tổng hợp như: Duy trì chất lượng nước tốt bằng việc sử dụng men vi sinh, quản lý không cho ăn dư. Giảm lượng chất hữu cơ thông qua việc tăng cường thay nước cho ao nuôi, định kỳ sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao, xi phong chất thải sau 25 ngày nuôi đầu tiên và sau đó là định kỳ mỗi tuần 1 lần. Không nuôi tôm ở độ mặn quá thấp, cần bổ sung khoáng chất định kỳ cho tôm.
Bệnh là kết quả của sự mất cân đối giữa ba yếu tố trong hệ thống nuôi đó là môi trường, vật chủ và tác nhân gây bệnh (Snieszko, 1974). Bằng cách hạn chế mần bệnh, tăng cường sức đề kháng tôm nuôi như: (bổ sung phụ gia thức ăn tăng cường miễn dịch, sử dụng probiotics, acid hữu cơ…)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *