18 bệnh thường gặp trên tôm nuôi

18 BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM (TÔM THẺ, TÔM SÚ)

Hiện nay, ngành nuôi tôm thương phẩm không còn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là bà con chăn nuôi vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nuôi tôm thường mang lại lợi nhuận cao, với tỷ lệ thu hoạch nhanh, cho năng suất vượt trội, góp phần phát triển nền kinh tế Nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng. Tuy nhiên, nuôi tôm đòi hỏi kỹ thuật nuôi cao và người nuôi tôm cần phải theo dõi, kiểm soát môi trường nước cũng như thể trạng của tôm thường xuyên để phòng ngừa các yếu tố gây bệnh cho tôm. Cùng với việc mở rộng qui mô sản xuất, mức độ thâm canh hoá ngày càng cao đã dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều mầm bệnh nguy hiểm đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp nuôi tôm và gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế.

Nhằm hỗ trợ cho bà con nuôi tôm chủ động hơn trong công tác phòng và kiểm tra dịch bệnh cũng như có biện pháp điều trị, khắc phục các bệnh trên tôm, Maya Pharma xin cung cấp tới quý bà con những thông tin cơ bản nhất về 17 loại bệnh và tác nhân gây bệnh, chẩn đoán nhanh thông qua hình ảnh trực quan nhằm giúp người nuôi tôm có thể xác định nhanh tình trạng nhiễm bệnh của tôm để có hướng kịp thời xử lý và một số giải pháp chung để phòng tránh các loại bệnh phổ biến nhất trên tôm hiện nay:

  1. Hoại tử gan tuỵ cấp tính
  2. Phân trắng (WFD / WFS)
  3. Đốm đen
  4. Đốm trắng
  5. Hội chứng chết sớm (EHP / EMS / HPM)
  6. Nội ngoại ký sinh
  7. Hoại tử cơ – Đục cơ – Trắng đuôi
  8. Bệnh cong thân
  9. Tôm phát sáng
  10. Tôm mềm vỏ
  11. Bệnh đen mang
  12. Bệnh do vi khuẩn dạng sợi
  13. Bệnh do thiếu vitamin C
  14. Nhiễm trùng lông ở tôm
  15. Bệnh đóng rong / mảng bám
  16. Bệnh đầu vàng
  17. Bệnh TAURA
  18. Bệnh vi bào tử trùng

Hoại tử gan tuỵ cấp tính (EMS/AHPND)

 

BỆNH HOẠI TỬ GAN CẤP TÍNH – AHPND

Hình ảnh minh họa

Nguyên nhân

do một chủng vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus đặc biệt có độc lực cao

Triệu chứng

–       Tôm ngừng ăn, bơi chậm

–       Gan tụy tôm bị teo hoặc sưng, có màu nhợt nhạt đến trắng

–       Vỏ tôm mềm. Ruột tôm bị đứt đoạn hoặc không có thức ăn

–       Tôm sú nếu mắc bệnh sẽ có màu đậm và chậm lớn

Tôm bệnh có thể được chia làm hai giai đoạn: 

–       Chết dưới 35 ngày tuổi: do tôm giống kém chất lượng hoặc đã bị nhiễm bệnh ở trại giống.

–       Chết ở giai đoạn từ 35 – 60 ngày tuổi: do điều kiện ao nuôi kém, thiếu cân bằng khoáng chất Ca, Mg, K trong ao, không đủ DO, pH thấp,…

Cách phòng bệnh

–        Chọn giống tôm khỏe mạnh, chất lượng, không bị nhiễm mầm bệnh, đặc biệt là Vibrio parhaemolyticus

–        Kiểm tra chặt chẽ nước ao nuôi, đất và tôm giống để đảm bảo mật độ vi khuẩn Vibrio ở mức an toàn. Trong 6 tuần đầu tiên sau khi thả, cần định kỳ 2 tuần/lần lấy mẫu nước, bùn để định lượng Vibrio tổng số, phát hiện Vibrio parhaemolyticus kịp thời để có hướng giải quyết

–        Nuôi luân canh giữa tôm và các giống loài khác để hạn chế khả năng mắc bệnh

–        Có thể nuôi ghép tôm và các loại cá  để tạo quần thể vi sinh có lợi, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Vibrio (vì vi khuẩn sẽ bị cạnh tranh về dinh dưỡng và môi trường sống với các thủy sản nuôi trong ao).

–         Hạn chế sử dụng các loại kháng sinh

–        Nếu kiểm tra mẫu nước hoạc bùn phát hiện v khuẩn Vibrio tổng số vượt quá 103 CFU/ml, cần thực hiện biện pháp điều chỉnh, làm giảm lượng vi khuẩn trong ao, có thể với các cách sau:

+      Sử dụng Chế phẩm sinh học EM gốc One Plus

+      Sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn

Cách trị bệnh

–        Nếu tôm xác định bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, cần ngừng cho ăn và quan sát tình hình ao tôm nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

–        Xét nghiệm để xác định chính xác tác nhân

–        Thử kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh hiệu quả nhất

–        Các chủng vi khuẩn V. Parhaemolyticus gây bệnh AHPND có tỷ lệ kháng khá cao với Amoxicillin (80,85%), Ampicillin (78,72%), vì vậy không nên sử dụng 2 loại kháng sinh này để trị bệnh AHPND do vi khuẩn V. Parhaemolyticus gây ra.

–        Theo khảo sát, các loai kháng sinh có hiệu quả với V.Parhaemonlyticus gây bệnh AHPND là Doxycycline, Oxytetracycline (miền Bắc), Flofenicol (miề Nam).

 

Bệnh phân trắng trên tôm

BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

Hình ảnh minh họa

Nguyên nhân

–       Về cơ chế gây bệnh, các tác nhân gây bệnh tấn công hệ thống gan tụy và đường ruột làm tổn thương và làm giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này dẫn đến tôm không hấp thụ được thức ăn, kèm theo đó lại bị tấn công bởi các tác nhân cơ hội khác khiến tôm chết.

–       Bệnh thường xuất hiện tại các ao nuôi có những đặc điểm sau: Tảo tàn trước đó, nồng độ NH3 cao; Xuất hiện tảo lam; Nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm; Nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml; Độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm; Nồng độ ôxy < 3 ppm trong thời gian dài; Nhiệt độ > 320C.

–       Các nhóm tác nhân gây bệnh:

+      Nhóm vi khuẩn: Vibrio

+      Do thức ăn: Thức ăn bị nhiếm nấm mốc hoặc trong quá trình bảo quản bị ẩm tao điều kiện phát triển nấm mốc tiết độc tố

+      Tảo độc: Tôm ăn phải tảo độc Cyanobacteria, tiết ra enzyme làm tê liệt biểu mô ruột, dẫn đến ruột không hấp thụ được thức ăn và bị bệnh. Hay do nhóm tảo Silica diatom – Do có lớp vỏ cứng sắc nhọn khi chết khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương

+      Do EHP

+      Ký sinh trùng Gregarine

+      Khí độc: NH3, H2S

 

Triệu chứng

– Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn

– Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn; ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng

– Tôm mềm vỏ

– Mang chuyển sang màu tối

– Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió.

Cách phòng bệnh

– Kiểm soát Vibrio trong ao bằng cách luôn duy trì nồng độ thấp các chất hữu cơ, là nguồn dinh dưỡng cho Vibrio phát triển như: Quản lý lượng thức ăn ăn đúng nhu cầu và theo nhiệt độ nước, xi phông loại bỏ chất thải, duy trì mật độ tảo, sử dụng vi sinh phân hủy các chất hữu cơ đáy ao và nước;

– Cho ăn lượng thức ăn theo nhiệt độ nước: Khi nhiệt độ nước tăng cao > 320C, tôm thường ăn nhiều hơn nhưng thời gian thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa rất ngắn làm tăng lượng chất thải trong ao. Nhiệt độ cao cũng làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Do vậy, khi nhiệt độ nước tăng cao, không tăng lượng thức ăn theo cách kiểm tra nhá thông thường;

– Bổ sung đầy đủ các chất tăng cường sức khỏe của tôm như vitamin và khoáng chất thiết yếu;

– Bảo quản tốt và kiểm tra hạn dùng của thức ăn, độ ẩm, nấm mốc;

– Kiểm soát tốt các loài tảo độc bằng SP BZT Water, độ kiềm trong ao với SP Soda nâng kiềm hoặc Acid Citric hạ pH; Khử khí độc bằng Yucca nguyên liệu

– Luôn duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao bằng việc bổ sung thường xuyên vi sinh và duy trì hàm lượng ôxy lớn hơn 5 ppm.

Cách trị bệnh

– Ngừng cho ăn hoàn toàn trong vòng 1 – 2 ngày

– Chạy quạt tăng cường ôxy nhiều nhất có thể

– Thay nước sạch đã xử lý 30 – 50% (Chú ý thay chậm để không làm tôm sốc)

– Tìm các giải pháp phù hợp để làm giảm nồng độ các chất hữu cơ trong ao (nếu ao thường xuyên xi phông thì dùng chất lắng tụ rồi xi phông sạch ra ngoài. Trường hợp ao không được xi phông trước đó thì chỉ dùng vi sinh, không được làm xáo trộn đáy ao khiến khí H2S khuếch tán vào nước gây chết tôm);

– Sử dụng vi sinh với liều cao gấp 3 lần so với liều bình thường xử lý nước và đáy ao

– Trộn xen kẽ các nhóm vi sinh tiêu hóa và tỏi (10g/kg)  vào thức ăn để cho tôm ăn (không trộn tỏi cùng vi sinh vì tỏi có thể làm bất hoạt vi sinh)

– Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trong vòng 5 ngày liên tục.

 

Bệnh đốm đen

BỆNH ĐỐM ĐEN

Hình ảnh minh họa

Nguyên nhân

– Do các loại vi khuẩn Vibrio có trong nguồn nước gây nên. Những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra các chất có khả năng ăn mòn lớp vỏ kitin của tôm.

 – Do nấm và động vật nguyên sinh. Nấm có thể tác động đến mang hoặc vỏ tôm và có khuynh hướng kích thích phản ứng tạo nên những mảng đen trên vỏ. Những động vật nguyên sinh có thể gây ra hiện tượng đen hoá trên mang, còn được gọi là bệnh đen mang

– Ao nuôi có chứa các thức ăn thừa, chất thải hữu cơ, chất cặn bã, gây ô nhiễm nguồn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại trong ao phát triển tăng nhanh và gây ra bệnh đốm đen ở tôm

– Môi trường ao nuôi lâu năm, nghèo khoáng chất hoặc bổ sung khoáng chất không đầy đủ và thiếu cân bằng, tích tụ nhiều loại khí độc như NH3 , NO2 và H2S, khiến cho tôm bị stress, không thích nghi được, hàm lượng oxy trong nước giảm đi, tôm không thở được

– Thiếu Vitamin C cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đốm đen. Tôm thiếu Vitamin C có xuất hiện các đốm đen ở phần bụng, vỏ ngực và phía dưới vỏ kitin ở chân phụ. Tôm bị bệnh thường chán ăn, cơ thịt có màu đục, vào thời kì cuối bị bại huyết nhiễm khuẩn

Triệu chứng

–  Khi bệnh đốm đen xuất hiện, dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất là tôm bị mòn đuôi, cụt râu, tuy nhiên tôm vẫn ăn bình thường. Hay râu và đuôi của tôm chuyển sang màu đỏ (nhiễm khuẩn nặng) đuôi có thể bị phồng nhẹ, nhưng các dấu hiệu tổn thương rõ ràng như trên chưa xuất hiện

– Giai đoạn ủ bệnh: Kém hấp thu khoáng chất. Ở giai đoạn này chưa nhận thấy được các đốm đen xuất hiện. Tôm có dấu hiệu mỏng vỏ, lột xác chậm, khi lột xác thì lâu cứng vỏ. Tôm có dấu hiệu tấp vào mé bờ, bơi lờ đờ

– Giai đoạn chớm phát bệnh: Nấm và vi khuẩn bắt đầu tấn công: Các vị trí nấm và vi khuẩn bắt đầu xuất hiện đặc điểm màu ngả vàng. Tôm giảm nhớt tại các vị trí bám, thường ở vùng sống đuôi và hai bên thân. Tôm có dấu hiệu ăn ít, lột xác khó khăn

– Giai đoạn bùng phát bệnh: Giai đoạn này là giai đoạn gây hại cho tôm. Nấm phát triển mạnh kết hợp với vi khuẩn trong ao nuôi ăn mòn lớp vỏ kitin tạo nên các đốm li ti trên toàn bộ thân tôm. Trong trường hợp bệnh nặng các đốm lở loét ăn sâu vào thân tôm làm tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ, gan ruột yếu,… Tôm nhiễm bệnh nặng hầu như không còn nhớt, ốp thân và lột rớt hàng loạt. Khi rơi vào giai đoạn này các bước điều trị hiệu quả rất thấp và hoa mẫu

– Các đốm đen trên tôm có thể xuất hiện từ giai đoạn 30-95 ngày tuổi và tập trung nhiều nhất vào khoảng 30 ngày tuổi. Đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi là thời điểm mà tỉ lệ tôm bị đốm đen đỉnh điểm nhất

Cách phòng bệnh

– Thực hiện cải tạo ao kỹ trước vụ nuôi, thả nuôi với mật độ phù hợp, khả năng quản lí của người nuôi, diện tích ao nuôi, hệ thống quạt nước, độ sâu nước ao nuôi

– Sử dụng men vi sinh BZT Water, Bio Extra để xử lý môi trường nước hoặc hoá chất diệt khuẩn Pro Dine, BKC Farm để ổn định hạn chế ô nhiễm nguồn nước

– Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi. Định kì sử dụng chế phẩm sinh học EM GỐC Oneplus trong suốt vụ nuôi

– Lựa chọn tôm giống khoẻ mạnh, sạch bệnh

– Kiểm tra định kỳ mật số vi khuẩn 1 tuần/lần để có biện pháp khắc phục kịp thời

– Bổ sung các chất dinh dưỡng để tôm khoẻ mạnh

– Kiểm tra chặt chẽ lượng thức ăn đưa vào ao

– Bổ sung khoáng chất, Vitamin C hoạt chất để tăng cường hệ miễn dịch trên tôm

– Không xả rác, xả nước thải sinh hoạt, không nuôi gia súc quanh khu vực ao, sử dụng lưới ngăn chim, súc vật, dụng cụ trang thiết bị cho từng ao riêng biệt.

Cách trị bệnh

Diệt khuẩn ao nuôi bằng sản phẩm phù hợp như BKC Farm, Pro Dine để diệt khuẩn ao định kì. Siphong đáy ao, chạy quạt để tăng cường oxy, thay nước sạch từ 30-50% và ngừng cho ăn 1-2 ngày

Sau 3 ngày diệt khuẩn thì nên cấy vi sinh bằng chế phẩm sinh học EM GỐC Oneplus: 1 lít EM + 1 lít mật rỉ đường + 18 lít nước sạch

Bổ sung khoáng chất, Vitamin vào thức ăn để giúp tôm tiêu hoá tối ưu, hấp thụ tốt thức ăn.

Sau 3 ngày điều trị cho đốm đen thuyên giảm, bà con thực hiện diệt khuẩn lại ao nuôi để đảm bảo môi trường sạch khuẩn và tôm sớm khoẻ bệnh nhanh hơn

 

Bệnh đốm trắng (WSSV)

BỆNH ĐỐM TRẮNG (WSSV)

Hình ảnh minh họa

Nguyên nhân

Bệnh đốm trắng trên tôm có 3 nguyên nhân chính gây ra: Nguyên nhân từ môi trường, Vi khuẩn và virus. Mỗi tác nhân gây bệnh sẽ có đặc điểm và hướng xử lý khác nhau

–  Nguyên nhân gây bệnh từ môi trường: Nguyên nhân là do trong khâu cải tạo ao, người nuôi đã bón một lượng lớn vôi là độ pH tăng cao kéo dài, thường đo pH cao hơn 8, có khi lên đến 8,7. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong nước cao. Tôm hấp thu nhiều chất này làm xuất hiện các đốm trắng (đốm vôi) trên phần đầu ngực hoặc phần sống lưng

–  Nguyên nhân từ vi khuẩn BWSS: Tôm bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn Bacterial White Spot Syndrome – BWSS thuộc họ Bacillaceae. Tôm bị nhiễm bệnh sẽ có các đốm trắng mờ đục hình tròn ở giữa rỗng, đốm trắng phân bố rải rác khắp các cơ thể nhưng mật độ ít hơn các đốm do virus WSSV gây ra. Có trường hợp lớp vỏ tôm bị ăn mòn và mất màu sắc đặc trưng. Các đốm trắng thường ở phía ngoài vỏ ít gây hại đến các mô bên trong

–  Nguyên nhân từ virus WSSV: Virus gây hội chứng đốm trắng tên là White Spot Syndrome Virus – WSSV thuộc họ Nimaviridae. Virus này kí sinh trong nhân có dạng hình trứng. Đốm trắng gây ra bởi virus là một bệnh cấp tính, WSSV có độc lực rất mạnh, có trường hợp chưa phát đốm trắng tôm đã chết. Tính từ thời điểm bùng phát cho đến khi tôm chết chỉ 2-3 ngày

Virus tấn công nhiều mô tế bào khác nhau, thường trên tế bào biểu mô da. Các đốm trắng do virus gây ra nhiều hơn đốm trắng do vi khuẩn có kích thước đồng đều từ 0.5-2mm bên trong vỏ, trung tâm là một đốm đen, đốm trắng lan ra toàn thân tôm khi bệnh tiến triển nặng. WSSV gây chết trên tất cả các giai đoạn phát triển của tôm từ ấu trùng, tôm giống và tôm trưởng thành

Triệu chứng

– Triệu chứng do vi khuẩn BWSS gây ra: Khi tình trạng bệnh nhẹ, tôm vẫn ăn mồi nhưng lột vỏ chậm lại, chậm lớn. Số tôm bệnh nặng sẽ chết rải rác. Gần như toàn bộ, tôm sẽ bị đóng rong và mang bị bẩn

–  Triệu chứng do virus WSSV gây ra: Triệu chứng thường gặp là khi tôm bị đốm trắng là ăn nhiều đột ngột, sau đó thì giảm dần, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ bao, cơ thịt hơi đục. Bệnh thường xuất hiện 1-2 tháng sau thả nuôi, giai đoạn này tôm nhỏ nên khó phát hiện đốm trắng

 

Cách phòng bệnh

Đối với ao chưa bệnh: Ngừa bệnh bằng cách sử dụng chế phẩm EM thứ cấp

– Xử lý đáy ao trước khi thả: Tạt chế phẩm EM thường xuyên trong suốt quá trình nuôi. Một khi các vi sinh vật có lợi phát triển mạnh chúng sẽ tiêu diệt các vi sinh vật có hại, vi khuẩn có hại giúp phòng bệnh tốt hơn

Người nuôi cần thường xuyên nắm bắt các thông tin về diễn biến dịch bệnh tại các địa phương. Để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Khi vùng nuôi đã xuất hiện dịch bệnh mà ao nuôi nhà mình chưa có biểu hiện dịch bệnh thì nên xử lý bằng cách

+ Không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người qua lại tại các ao tôm. Trường hợp vào ao cần phải thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine,formol 5%)

+ Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cóng cấp và thoát nước. Quay lưới quay bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá,… vào ao. Căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao

+ Hạn chế thay nước vào ao. Kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời như tăng cường quạt khí, xiphong đáy ao, ổn định pH, độ kiềm. Đồng thời tăng cường bổ sung Vitamin C, Men vi sinh, Khoáng tạt Aquamin, thuốc bổ gan ( BOGA 99, Boganic ) nhằm tăng sức đề kháng cho tôm

Cách trị bệnh

Với những ao nuôi đã bị nhiễm bệnh, cần nhanh chống vớt ra khỏi ao, dùng hoá chất diệt khuẩn Pro Dine, BKC Farm để xử lý nguồn nước

Để chặn virus đốm trắng không bùng phát khắp ao, tăng cường sức khoẻ cho tôm bằng Vitamin C

Xử lý môi trường ao nuôi buổi chiều dùng Zeo bột để lắng lọc nước, hôm sau sử lý đáy bằng men vi sinh ( BZT Water, Bio Extra )

 

Hội chứng chết sớm (EHP / EMS / HPM)

HỘI CHỨNG CHẾT SỚM

Hình ảnh minh họa

Nguyên nhân

 –  Tôm bị bệnh EMS, AHPND và PmMS là kết quả của sự hiện diện của những chủng Vibrio gây độc tố. Các chất độc này gây bông tróc lớp màng tế bào của hệ thống tiêu hoá cũng như tổn thương các ống gan tuỵ (HP). Những bệnh này thường xuất hiện ở tôm thẻ và tôm sú. Bệnh rất dễ lây lan và gây hao hụt trong các ao nuôi tôm bán thâm canh hoặc thâm canh. Tỷ lệ hao hụt có thể quan sát sớm nhất là từ 10 ngày sau khi thả giống và gây chết toàn bộ 100% từ 30-35 ngày sau đó. Bệnh này càng trầm trọng hơn khi độ mặn, nhiệt độ và chất hữu cơ lơ lửng (OM) có lợi cho các chủng vi khuẩn mang mầm bệnh phát triển

–  Tôm bị bệnh EHP: Là bệnh vi bào tử trùng, do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra cho tôm hay còn gọi là bệnh chậm lớn. Đây là loại bệnh xuất hiện nhiều ở các nước có ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia,… Tại Việt Nam bệnh EHP xuất hiện lần đầu vào năm 2015. Theo tổng cục thuỷ sản tình hình nhiễm bệnh EHP ở nước lợ đang có chiều hướng gia tăng

Triệu chứng

 1. Tôm bị bệnh EMS:

– Trên cả đàn tôm:

+ Giai đoạn đầu các triệu chứng thường không rõ ràng

+ Tôm chậm lớn và thường chết ở đáy ao

+ Tiếp theo tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm và biến màu

+ Tôm bị bệnh thường lờ đờ, bơi tấp mé, quay đảo trên mặt nước, giảm ăn và chết sau đó

+ Tôm có thể chết rất nhanh sau khi phát bệnh 2-3 ngày

+ Nhiều trường hợp tôm ngưng chết khi ngưng có ăn và sau đó chết rất nhanh sau khi cho ăn trở lại

–  Trên cá thể tôm

+ Gan tôm bệnh thường gặp có nhiều trạng thái khác nhau như: sưng to, mềm nhũn, biến màu, nhiều trường hợp gan bị teo nhỏ và dai, vỏ mềm, đục cơ

+ Tôm bị phân trắng kéo dài

+ Màu sắc gan tuỵ nhợt nhạt

+ Đường ruột bị đứt khúc hoặc không có thức ăn

– Trên ao nuôi

+ Giảm lượng khoáng chất trong nước ao nuôi

+ Giảm độ trong xuống dưới 30cm

+ Oxy hoà tan dưới 5ppm trong suốt tháng nuôi đầu tiên sau khi thả giống

+ pH dao động trong 3 ngày hơn 0.3

+ Khí độc NHxuất hiện rất sớm trong thời gian nuôi

2. Tôm bị bệnh EHP:

+ Tôm bị nhiễm bênh EHP sẽ có lớp biểu bì mỏng, cơ màu trắng như biểu hiện của việc tôm đang bị stress

+ Cuống mắt của tôm sẽ xuất hiện các đốm màu đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau tôm

+ Khi EHP lây nhiễm vào các ống của tuyến gan tuỵ làm bong tróc các tế bào, vì thế làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá của tôm

Cách phòng bệnh

1.    Đối với tôm bị bênh EMS

–  Làm tốt công tác cải tạo ao nuôi, giữ vệ sinh ao nuôi tốt. Sử dụng men sử lý môi trường nước ( BZT Water, Bio Extra ) để vệ sinh ao nuôi, tạo môi trường tốt cho tôm phát triển

–  Lựa chọn giống tốt đã được kiểm định

–  Trong quá trình nuôi hạn chế tôm bị sốc, mất tảo

–  Thức ăn của tôm nên bổ sung men tiêu hoá ( X Men, Bu Tin ) Giúp hỗ trợ tôm tiêu hoá thức ăn, bổ sung nhiều lợi khuẩn cho đường ruột, cạnh tranh và ức chế vi khuẩn gây bệnh

2.   Đối với tôm bị EHP

–   Đảm bảo khử trùng hiệu quả toàn bộ hệ thống nuôi, bạt ao, dụng cụ và nước

–   Chuẩn bị nước trong thời gian dài trước khi sử dụng cũng có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh

–   Chỉ thả tôm sạch bệnh. Tiêu huỷ các lô bị nhiễm EHP

–   Giữ đáy ao sạch sẽ, Loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ trong ao vì nó có thể chứa bào tử EHP

–  Không cho tôm ăn quá nhiều, việc dùng quá nhiều năng lượng cho tiêu hoá sẽ làm cho tôm yếu đi

Cách trị bệnh

Hiện nay chưa có phương thuốc để tiêu diệt mầm bệnh EHP, nhưng chúng ta có thể khống chế sự lây nhiễm qua đường thức ăn

Khử trùng nước để diệt khuẩn sát trùng bằng BKC, Chlorine

Hoặc thử sử dụng các một vài loại kháng sinh ( Cefotaxime, Ceftiofur, Oxytetracycline, Rifapicine Cotrym,..) để tìm ra loại kháng sinh phù hợp

 

 

Nội ngoại ký sinh

NỘI NGOẠI KÝ SINH

Hình ảnh minh họa

Nguyên nhân

Trong môi trường đặc trưng, các ngoại sinh vật này bám trên vỏ tôm với lượng lớn gây ra các bệnh đặc trưng trên tôm nuôi như: Tôm đón rong nhớt, tôm đen mang. So với lớp chất nhày của các loài khác thì lớp kitin trên vỏ giáp xác rất thích hợp cho việc bám và phát triển của ngoại sinh vật

Các ngoại sinh vật trên tôm thường xuất hiện nhiều trong ao nuôi mật độ cao hoặc nước dơ, nhiều chất hữu cơ lơ lửng

Tác nhân là các vi khuẩn dạng sợi, gram âm như: Leucothrix mucor, Leucothrix spp. Hoặc các dạng vi khuẩn nhỏ và chuỗi như: Vibrio, Cytophaga,…

Các loài Protozoa có vành lông rung

Các loài tảo như: Tảo silic lông chim, tảo lục, tảo mắt, tảo lam

Ngoài các yếu tố vi sinh vật còn có các yếu tố khác như muối kim loại trong nước kết tủa bám lên vỏ tôm

Triệu chứng

Dấu hiệu bệnh: Màu sắc cơ thể bất thường, mang và phụ bộ chuyển sang màu nâu hoặc đen do cặn đáy, đất, các chất ngoại lai bị bắt bởi các ngoại sinh vật sống bám hoặc chuyển sang xanh hay xanh nâu do tảo

Thường xuất hiện kèm các dấu hiệu bệnh gây ra do nhiễm khuẩn

Tôm lột xác và chết với lớp vỏ sạch mềm, tôm ăn và sống bình thường tới khi lột xác. Vào thời điểm lột xác thường vào giữa khuya tới sáng, tôm lột xác khó khăn trở nên rất yếu và dễ chết trong điều kiện oxy hoà tan thấp ( dưới 3ppm )

Cách phòng bệnh

Cải tạo ao đúng quy trình

Chất lượng giống thả nuôi

Quản lý tốt thức ăn trong quá trình nuôi

Xử lý nước trước khi nuôi và quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi

Tránh sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước, hạn chế sự có mặt của ký chủ trung gian

Cách trị bệnh

Tiến hành cắt giảm lượng thức ăn, thay bớt nước ( nếu có thể )

Diệt khuẩn trong nước và diệt ngoại kí sinh ( dùng Pro Dine hoặc BKC ). Có thể lặp lại sau vài ngày nếu mật độ ngoại sinh vật bám trên tôm chưa giảm

Nếu đáy dơ, đen, nhiều bùn thì xử lý thêm oxy viên/bột vào ban ngày trong vài ngày liên tục để oxy hoá nền đáy

Cuối cùng sử dụng men vi sinh ( BZT Water, Bio Extra ) nhằm cải thiện tình trạng ao nuôi

 

Hoại tử cơ – Đục cơ – Trắng đuôi

HOẠI TỬ CƠ – ĐỤC CƠ – TRẮNG ĐUÔI

Hình ảnh minh họa

Nguyên nhân

1.    Bệnh hoại tử cơ:

  Gồm 2 chủng virus là INMV thuộc họ Totiviridae gây đục cơ trên tôm thẻ gặp ở Brazil và chủng PvNV thuộc họ nodavirus gặp ở Belize

  Bệnh do virus gây ra sẽ lây lan theo chiều ngang ( tôm khoẻ sang tôm bệnh thông qua môi trường nước hoặc tôm khoẻ ăn tôm bệnh ) và dọc ( từ bố mẹ sang tôm giống )

  Khi môi trường biến động, INMV có thể gây chết từ 40-70% tôm thẻ nhiễm bệnh trong khi PvNV không gây chết cho tôm.

2.    Bệnh đục cơ – Trắng đuôi:

  Hiện tượng đục cơ trên tôm thẻ chân trắng xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 10 ngày tuổi đến khi trưởng thành. Bệnh không lây lan và gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng nhưng khi nhiễm bệnh tôm sẽ chết ảnh hưởng nghiệm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi gồm 5 nguyên nhân:

 – Nguyên nhân do virus: Một số trường hợp tôm bị đục cơ là do virus gây ra, có thể là do bào tử trùng (EHP) hoặc cũng có thể là do virus IMNV gây ra ở vùng nước có độ mặn cao. Khi bị nhiễm bệnh tỉ lệ chết khá cao từ 40-60% trong ao nuôi tôm

 – Yếu tố nhiệt độ: Để kiểm tra thức ăn bà con thường có thói quen nhấc nhá (sàn,vó) lên cao khỏi mặt nước. Tôm trong nhá sẽ nhảy lên búng mạnh, gặp nhiệt độ cao một số con bị cong thân

Ngoài ra, hiện tượng tôm cong thân cũng thường xảy ra khi bà con tắt hết tất cả quạt khí rồi sau đó bật quạt chạy trở lại làm tôm bị giật mình, nhiều con nhảy lên mặt nước thạo thành làn sóng chạy dọc theo bờ ao

 – Chuyển ao gây sốc cho tôm: Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hoặc chuyển sang ao mới, một số tôm sẽ bị sốc

 – Hàm lượng oxy thấp: Những ao nuôi mật độ cao và oxy hoà tan thấp thì tôm sẽ bị stress, cơ thể có xu hướng chuyển thành màu trắng hay mờ đục. Khi hàm lượng oxy xuống thấp 1.7ppm thì tôm sẽ bơi lên mặt nước và hầu hết sẽ chết khi lột xác

 – Tôm bị thiếu khoáng chất: Là nguyên nhân chính làm các sắc tố trong cơ thịt tôm không đủ để hình thành gây đục cơ và tôm không duỗi thẳng được khi cong thân

Triệu chứng

1.    Bệnh hoại tử cơ:

  Triệu chứng lâm sàng của bệnh là những vùng trắng đục xuất hiện trên đốt bụng cuối cùng của tôm. Khi bệnh nặng các cơ của tôm bị hoại tử hoàn toàn, phần lớn bụng tôm có màu trắng đục, thậm chí có màu cam

Tôm nhiễm bệnh này có cơ quan bạch huyết lớn hơn bình thường. Tuỳ thuộc vào cường độ nhiễm virus và điều kiện môi trường, bệnh có thể xuất hiện trên tôm từ 3 gram hoặc 10 gram

2.     Bệnh đục cơ – Trắng đuôi

 – Nguyên nhân do virus: Khi bị nhiễm bệnh tôm có dấu hiệu bị đục cơ ở phần đuôi sau đó lan ra toàn thân

 – Yếu tố nhiệt độ: Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Khi thả lại ao số lượng tôm cong thân sẽ chết vì không tự duỗi lại được

 – Chuyển ao gây sốc cho tôm: Một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng sẽ có sự pha trộn giữa màu trắng và màu tối khác thường, như màu cam hoặc đỏ hồng

 – Hàm lượng oxy thấp: Những ao nuôi mật độ cao và hàm lượng oxy hoà tan thấp thì tôm sẽ bị stress và cơ thể sẽ có xu hướng chuyển thành màu trắng hay mờ đục. Khi hàm lượng oxy xuống thấp 1.7ppm thì tôm sẽ bơi lên mặt nước và hầu hết sẽ chết khi lột xác

– Tôm bị thiếu khoáng chất: Các sắc tố trong cơ thịt tôm không đủ để hình thành gây đục cơ và tôm không duỗi thẳng được khi cong thân

Cách phòng bệnh

– Đối với hoại tử cơ, đây là bệnh virus nên chưa có thuốc đặc trị

Cách phòng trị tốt nhất là vệ sinh ao cẩn thận trước và sau vụ nuôi, giữ ổn định môi trường nước tránh thanh đổi nhiều về nhiệt độ, nồng độ oxy trong nước và độ mặn. Quan trọng là nguồn giống sạch bệnh

Khử trùng nước định kì bằng ( BKC, Pro Dine, Thuốc tím,…) để giảm virus và vi khuẩn trong ao

Tăng cường vitamin và khoáng chất giúp tôm khoẻ và đề kháng tốt với sự thay đổi môi trường cũng như sự tất công của dịch bệnh như khoáng tổng hợp Aquamin, Acid Citric, Vitamin C,…

 – Đối với bệnh đục cơ – Trắng đuôi: Nguyên nhân chính là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần bổ sung khoáng để phòng ngừa và trị bệnh như: Khoáng tạt tổng hợp Aquamin hoặc khoáng Acid Citric để tăng đề kháng giảm stress và hạ pH. Đồng thời kết hợp với Vitamin Nature C để cho tôm ăn

Cách trị bệnh

– Khi tôm bị hoại tử cơ dung thuốc diệt khuẩn như: BKC với liều dùng 1 lít / 1.500-2.000m3 nước. Hoặc Pro Dine với liều dùng 1 lít / 4.000-6.000m3 nước.

Kết hợp với vitamin Nature C trộn từ 3-5g/kg thức ăn và khoáng tạt Acid Citric bệnh sẽ được khống chế thuyên giảm

– Đối với bệnh đục cơ – Trắng đuôi: Nguyên nhân chính là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần bổ sung khoáng để phòng ngừa và trị bệnh như: Khoáng tạt tổng hợp Aquamin hoặc khoáng Acid Citric để tăng đề kháng giảm stress và hạ pH. Đồng thời kết hợp với Vitamin Nature C để cho tôm ăn

 

Bệnh cong thân

 

BỆNH CONG THÂN

Hình ảnh minh hoạ

 

Nguyên nhân

  – Nguyên nhân do virus: Một số trường hợp tôm bị đục cơ là do virus gây ra, có thể là do bào tử trùng (EHP) hoặc cũng có thể là do virus IMNV gây ra ở vùng nước có độ mặn cao. Khi bị nhiễm bệnh tỉ lệ chết khá cao từ 40-60% trong ao nuôi tôm

 – Yếu tố nhiệt độ: Để kiểm tra thức ăn bà con thường có thói quen nhấc nhá (sàn,vó) lên cao khỏi mặt nước. Tôm trong nhá sẽ nhảy lên búng mạnh, gặp nhiệt độ cao một số con bị cong thân

Ngoài ra, hiện tượng tôm cong thân cũng thường xảy ra khi bà con tắt hết tất cả quạt khí rồi sau đó bật quạt chạy trở lại làm tôm bị giật mình, nhiều con nhảy lên mặt nước thạo thành làn sóng chạy dọc theo bờ ao

 – Chuyển ao gây sốc cho tôm: Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hoặc chuyển sang ao mới, một số tôm sẽ bị sốc

 – Hàm lượng oxy thấp: Những ao nuôi mật độ cao và oxy hoà tan thấp thì tôm sẽ bị stress, cơ thể có xu hướng chuyển thành màu trắng hay mờ đục. Khi hàm lượng oxy xuống thấp 1.7ppm thì tôm sẽ bơi lên mặt nước và hầu hết sẽ chết khi lột xác

 – Tôm bị thiếu khoáng chất: Là nguyên nhân chính làm các sắc tố trong cơ thịt tôm không đủ để hình thành gây đục cơ và tôm không duỗi thẳng được khi cong thân

Triệu chứng

– Nguyên nhân do virus: Khi bị nhiễm bệnh tôm có dấu hiệu bị đục cơ ở phần đuôi sau đó lan ra toàn thân

– Yếu tố nhiệt độ: Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Khi thả lại ao số lượng tôm cong thân sẽ chết vì không tự duỗi lại được

– Chuyển ao gây sốc cho tôm: Một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng sẽ có sự pha trộn giữa màu trắng và màu tối khác thường, như màu cam hoặc đỏ hồng

– Hàm lượng oxy thấp: Những ao nuôi mật độ cao và hàm lượng oxy hoà tan thấp thì tôm sẽ bị stress và cơ thể sẽ có xu hướng chuyển thành màu trắng hay mờ đục. Khi hàm lượng oxy xuống thấp 1.7ppm thì tôm sẽ bơi lên mặt nước và hầu hết sẽ chết khi lột xác

– Tôm bị thiếu khoáng chất: Các sắc tố trong cơ thịt tôm không đủ để hình thành gây đục cơ và tôm không duỗi thẳng được khi cong thân

Cách phòng bệnh

– Đối với bệnh cong thân – đục cơ: Nguyên nhân chính là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần bổ sung khoáng để phòng ngừa và trị bệnh như: Khoáng tạt tổng hợp Aquamin hoặc khoáng Acid Citric để tăng đề kháng giảm stress và hạ pH. Đồng thời kết hợp với Vitamin Nature C để cho tôm ăn

Cách trị bệnh

– Đối với bệnh cong thân – đục cơ: Nguyên nhân chính là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần bổ sung khoáng để phòng ngừa và trị bệnh như: Khoáng tạt tổng hợp Aquamin hoặc khoáng Acid Citric để tăng đề kháng giảm stress và hạ pH. Đồng thời kết hợp với Vitamin Nature C để cho tôm ăn

 

Tôm phát sáng

 

TÔM PHÁT SÁNG

Hình ảnh minh hoạ

 

Nguyên nhân

Thông thường khi thấy ao tôm phát sáng, người nuôi nên xác định là nước ao phát sáng hay vỏ hoặc thân tôm phát sáng từ đó có hướng xử lý phù hợp

1.    Trong ao có sự hiện diện của tảo roi:

 Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm oxy hoà tan trong nước, tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra còn có một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi

2.    Do có sự tồn đọng hợp chất photpho hữu cơ tích tụ trong đáy ao

 Việc tích tụ photpho hữu cơ lâu ngày do tích tụ thức ăn thùa dưới đáy ao gây ra hiện tượng ao tôm bị phát sáng về đêm. Việc này kích thích các loại tảo độc và vi khuẩn có hại phát triển mạnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi

3.    Do vi khuẩn Vibrio harveyi gây ra

 Thường gặp ở các ao nuôi tôm có độ mặn cao ( >15% ) và nhiệt độ nước tăng, hàm lượng chất hữu cơ cao, oxy hoà tan thấp. Các vi khuẩn này tiết ra enzyme Luciferase có khả năng phát quang gây ra sự phát sáng ở tôm. Chúng còn gây bệnh trên gan tuỵ của tôm làm tôm bị suy yếu và chết

 

Triệu chứng

Tôm yếu, bơi không định hướng, tấp mé bờ, phản ứng chậm chạp

– Mang và thân tôm có màu sẫm, bẩn, thịt đục màu. Gan viêm và teo nhỏ mất chức năng tiêu hoá cho tôm

– Ăn giảm, không có chức năng và phân trong ruột, phân tôm trong nhá ít

– Đầu, thân tôm phát sáng màu trắng – xanh lục trong bóng tối

– Quan sát bằng kính hiển vi thấy vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ , máu tôm

– Có đốm sáng rất nhỏ và nhiều trên phần cơ thịt của tôm

– Tôm chậm lớn có thể đóng rong ở mang và vỏ

– Tôm chết ở đáy rải rác tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu nhiễm bệnh 100% đàn tôm trong giai đoạn 45 ngày đầu nuôi, có thể chết hàng loạt

– Tôm ấu trùng nhiễm bệnh có màu trắng đục, nhiễm bệnh nặng thì lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt

 

Cách phòng bệnh

1.    Trại giống

– Vệ sinh kĩ lưỡng bình ấp trứng, bể ương

– Thường xuyên sát trùng dụng cụ

– Xử lý nguồn nước bằng UV, Chlorine, thuốc tím, Pro Dine

– Xử lý trứng artemia bằng Chlorine

 

2.    Tôm giống

– Chọn tôm bố mẹ khoẻ mạnh, sạch bệnh

– Kiểm tra PCR

– Kiểm tra sự căng thẳng và sức khoẻ của giống, loại tôm yếu bằng formol

– Thả nuôi với mật độ thả phù hợp

 

3.    Ao nuôi

Trước vụ nuôi phải cải tạo ao, nạo vét bùn đáy, bón vôi, phơi ao

– Diệt khuẩn trong ao và nước bằng Chlorine, thuốc tím, BKC, Pro Dine

– Diệt các vật chủ trung gian, hạn chế cua, còng, ốc trong ao. Vớt hết tôm chết ra khỏi ao

– Dùng men vi sinh ( BZT Water, Bio Extra ) để cải tạo đáy ao và xử lý nước hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày

– Độ mặn: không nuôi tôm ở độ mặn quá cao. Hạ độ mặn để ức chế vi khuẩn phát sáng

– Nhiệt độ nước: Vào mùa hè duy trì mức nước trong ao nuôi từ 1,2-1,5m và độ trong của nước từ 30-40cm để hạn chế khả năng tăng nhiệt

– Giữ môi trường ổn định, kiểm tra chất lượng nước và đáy ao thường xuyên, tăng cường chạy sục khí.

– Giảm chất hữu cơ trong nước

– Bổ sung Vitamin C, Men tiêu hoá ( X Men, Butin ) và khoáng vào thức ăn để tạo kháng thể, giúp tôm có sức đề kháng, giảm căng thẳng cho tôm

Cách trị bệnh

Sử dụng một vài loại kháng sinh để tìm ra loại kháng sinh có hiệu quả, dùng đúng liều lượng, đúng thời gian và sử dụng kịp thời khi phát hiện ra bệnh

Bổ sung Vitamin và Men tiêu hoá ( X Men, Butin) vào thức ăn

Diệt khuẩn nước trong ao nuôi và khử trùng dụng cụ bằng ( Chlorine, BKC, Thuốc tím, Pro Dine )

 

Tôm mềm vỏ

 

TÔM MỀM VỎ

Hình ảnh minh hoạ

 

Nguyên nhân

– Thiếu dinh dưỡng: Tôm thiếu vitamin và khoáng chất đặc biệt là canxi và photpho. Khi tôm lột xác để tạo vỏ mới, vỏ mới sẽ cứng lại sau 24h, nhưng nếu tôm không cung cấp đủ khoáng chất cần thiết để tạo vỏ thì vỏ sẽ trở nên mềm và mỏng

– Tác động môi trường:

+ Nước ao nuôi bị ô nhiễm: Nước bị nhiễm cặn công nghiệp, nông nghiệp và hoá chất, đặc biệt là thuốc trừ sâu và các hoạt động nuôi trồng

 

Triệu chứng

Biểu hiện thường thấy nhất là tôm có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng. Tình trạng mềm vỏ kéo dài trong nhiều tuần, tôm sẽ dễ bị vi sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công

Tôm yếu ớt, chậm lớn, kiệt sức và chết

Nếu tôm còn sống thì cũng còi cọc phân đàn

 

Cách phòng bệnh

Để phòng bệnh tôm mềm vỏ bà con cần thực hiện

– Trong quá trình cải tạo ao bà con hạn chế việc lạm dụng các chất hoá học để xử lý

– Chọn con giống đạt chuẩn từ nhà cung cấp

– Nên thả nuôi với mật độ phù hợp, mật độ quá nhiều sẽ làm tôm dễ thiếu khoáng chất, bị stress và bị mềm vỏ

– Độ kiềm trong ao nuôi cần đảm bảo, tôm sú là 80-120mg/lít, tôm thẻ là 120-160mg/lít

– Độ pH trong ngưỡng 7.5-8.5 sẽ giúp tôm khoẻ mạnh, dễ lột xác và cứng vỏ

– Tạt khoáng định kì để bổ sung khoáng cho ao nuôi, bà con nên sử dụng khoáng Aquamin với liều lượng 1kg/3000m3 nước (5-7 ngày/ lần) hoặc có thể sử dụng khoáng Azomite để trộn vào thức ăn 5g/kg

– Ngoài khoáng chất, Vitamin C, Nature C cũng rất cần thiết cho tôm

– Thường cấy men vi sinh cho ao nuôi để ổn định màu nước, phân huỷ các chất hữu cơ, hấp thu khí độc và ức chế các loại vi khuẩn có hại như ( Yucca Farm, BZT Water, Bio Extra,…)

 

Cách trị bệnh

Khi tôm có dấu hiệu mềm vỏ phải nhanh chống can thiệp ngay bằng cách tăng cường oxygen, đông thời tạt vôi và Soda để nâng kiềm

Tạt Yucca Farm nhằm cải thiện chất lượng nước và giảm khí độc trong ao

Bổ sung men vi sinh (BZT Water, Bio Extra, X Men, Butin) để gia tăng vi khuẩn có lợi và xử lý nguồn nước

 

Bệnh đen mang

 

BỆNH ĐEN MANG

Hình ảnh minh hoạ

 

Nguyên nhân

– Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm tại những ao tôm có môi trường khắc nghiệt và mật độ dày. Ao nuôi bẩn sẽ làm cho các cặn bẩn bám vào mang tôm, làm mang tôm bị đen

– Hàm lượng cao một số khi độc NH3 , NO2 cũng có thể gây ra hiện tượng đen mang tôm, nhiều trường hợp có thể gây ra đen mang nặng và tỷ lệ chết cao

– Trong ao có hiện tượng đóng rông bởi các động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm và các sinh vật khác bám vào mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất hữu cơ bám vào và làm thay đổi màu sắc của mang tôm

– Trong điều kiện pH thấp, và có nhiều ion kim loại nặng chẳng hạn như sắt, nhôm, muối của các kim loại nặng này tích tụ trên mang của tôm và làm cho nó có màu đen

– Khi mang tôm nhiễm khuẩn hoặc nấm Fusarium, sắc tố melanin cũng sẽ xuất hiện làm cho mang tôm bị đen. Khi tôm bị nhiễm nấm Fusarium sẽ chỉ quan sát thấy mang tôm bị nhiễm bệnh dưới kính hiển vi. Nấm Fusarium được tìm thấy rộng rãi trong nước ngọt, nước mặn và đất cho nên tất cả các loài tôm đều bị nhiễm loại nấm này. Tuy tôm sú và tôm thẻ chân trắng có khả năng kháng nấm tương đối nhưng một khi đã bị thì rất khó chữa trị

– Ngoài ra có nghiên cứu cho rằng loài kí sinh trùng đơn bào “Hyalophysa chattonin” cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đen mang cho tôm

– Môi trường ao nuôi thiếu tảo, tôm thiếu vitamin C và các loại khoáng chất thiết yếu khác

 

Triệu chứng

– Mang và mô nối giữa mang với cơ thể tôm có màu nâu hoặc đen. Khi phần phụ bộ bị nhiễm trùng nặng, thì chân và đuôi cũng sẽ có màu đen

– Tôm nổi đầu do thiếu oxy, lười bơi trên mặt nước và bị trôi dạt vào bờ

– Ăn ít lại, chậm lớn, và chết sau khi bổ sung các thành phần khác

– Khi bị bệnh nặng, mang tôm sẽ bị vi khuẩn, nấm hoặc động vật nguyên sinh, ký sinh phá huỷ

– Mang đen sẽ làm tăng số lần lột xác để tôm loại bỏ các mang bị hư, nhưng việc nhiễm trùng sẽ nhanh chóng tái phát và tiếp tục làm đen mang. Bệnh đen mang khiến tôm suy yếu nhanh chóng, chậm lớn và khả năng chóng chịu kém

– Khi tôm trong ao bị bệnh thì đáy ao cũng yếu khí nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao. Đặc biệt bệnh đen mang ở tôm thường xuất hiện trong ao nuôi có mật độ con giống cao, sục khí không đủ, không thay nước, ít sử dụng vi sinh xử lý đáy

 

Cách phòng bệnh

– Chọn lọc con giống kĩ càng trước khi thả vào nuôi, nên kết hợp công nghệ sinh học để quá trình nuôi an toàn

– Vệ sinh kỹ lưỡng ao trước khi tiến hành thả tôm. Nếu có thể nên thiết kế các hố xi phông để thu bùn trong ao và hút đáy ao thường xuyên

– Lọc nước cẩn thận và lắng kỹ trước khi cấp vào ao, sử dụng chất diệt khuẩn (Chlorine, thuốc tím, BKC,…) để diệt các vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào ao nuôi

– Điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp với trình độ và kĩ thuật nuôi

– Sử dụng mật rỉ đường và BKC để kiểm soát toả trong ao

– Quản lý hợp lý lượng thức ăn hàng ngày của tôm, tránh tình trạng dư thừa, nên trộn chung thức ăn với Vitamin C cung cấp cho tôm

– Sục khí liên tục để tăng hàm lượng oxy phân huỷ chất hữu cơ và chất độc. Ngoài ra nên kết hợp bổ sung men vi sinh định kỳ để làm sạch nước ao nuôi và khử khí độc hiệu quả như:

+ BZT Water, Bio Extra: Men vi sinh làm sạch đáy ao, hỗ trợ cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ ô nhiễm trong ao nuôi, hỗ trợ ức chế các vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi

+ Yucca Farm: Loại bỏ khí độc NH3 , NO2 , H2S

 

Cách trị bệnh

– Ao nuôi nhiễm bệnh gây đen mang: do thức ăn quá nhiều, tảo chết, trong ao có nhiều chất hữu cơ ô nhiễm, dưới đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, nitri, nitrat và khí độc,… ta xử lý như sau:

+ Tiến hành xi phông đáy ao và sử dụng Yucca Farm để dễ dàng hấp thu khí độc

+ Kết hợp sử dụng men vi sinh BZT Water, Bio Extra để phân huỷ chất hữu cơ ô nhiễm và làm sạch đáy ao

+ Bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn cho tôm

– Nếu do vi khuẩn và nấm đen mang thì cần: Dùng hoá chất diệt khuẩn nước ao nuôi như BKC, Pro Dine và sử dụng IODINE liều cao để diệt vi khuẩn và nấm, sau 3 ngày kể từ khi nuôi thì mới bắt đầu nuôi cấy men vi sinh có lợi cho ao nuôi

– Còn khi do pH của nước thấp, nếu trong nước có nhiều kim loại nặng (nhôm, sắt) thì có thể dùng EDTA để khử kim loại nặng và dùng Soda để nâng độ pH

 

Bệnh do vi khuẩn dạng sợi

 

BỆNH DO VI KHUẨN DẠNG SỢI

Hình ảnh minh hoạ

Nguyên nhân

– Tác nhân gây bệnh chủ yếu là một số giống vi khuẩn dạng sợi thuộc họ Cytophagcae, Leucothrix mucor, Cytophag sp., Flexibacter,…

– Các vi khuẩn này có thể độc lập hay phối hợp với nhau gây bệnh tập trung nhiều ở mang, thân và các phần phụ của tôm bệnh. Vi khuẩn chỉ có thể tồn tại ở các thể dinh dưỡng, chúng không hình thành bào tử. Chúng là một thành viên của khu hệ vi sinh vật hoạt sinh sống trong biển và cửa sông

– Chúng có thể bám trên bề mặt phía ngoài của nhiều loài động vật thuỷ sinh, chúng có khả năng phân giải Cenlulose, Kitin, và các hợp chất hữu cơ khác

 

Triệu chứng

– Khi tôm bệnh, thân và mang của tôm thường bị bẩn, màu sắc trên cơ thể sẽ thay đổi theo từng loại sinh vật do vật chất bao bọc quanh các sợi, vi khuẩn dạng sợi làm cho mang và thân tôm đổi màu, bơi nổi dạt vào bờ chết

– Ngoài ra còn có một số dấu hiệu như:

+ Mang tôm chuyển sang màu đen hoặc nâu, ức và chân bơi có màu xám và phủ đầy lông tơ

+ Bệnh nặng làm cho mang tôm chuyển sang màu vàng, xám hoặc xanh có một lớp lông tơ, ảnh hưởng đến hô hấp của tôm, khiến tôm nổi đầu, nổi gần mép ao nuôi và chết rải rác

+ Ngoài ra nghiêm trọng hơn là tôm không thể lột vỏ

+ Bệnh thường gặp ở những ao có chất hữu cơ cao và mật độ tôm quá dày

 

Cách phòng bệnh

– Cải thiện môi trường nước bằng cách thay nước và tích cực sục khí

– Ổn định môi trường để diệt vi khuẩn trên tôm: Xi phông đáy ao, thay nước để giảm nồng độ vi khuẩn trong nước, sử dụng các sản phẩm được phép trong danh mục của bộ NN&PTNT sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

– Tăng sức đề kháng cho tôm bằng Vitamin C, Nature C

– Tránh nuôi tôm với mật độ quá dày

– Tránh các yếu tố có hại cho tôm

– Thường xuyên sử dụng men vi sinh (BZT Water, Bio Extra) để phân huỷ các chất hữu cơ dư thừa

 

Cách trị bệnh

– Đối với ao bị bệnh, dúng Saponin 5kg/1000m3 kích thích quá trình lột xác của tôm. Sau khi lột xác bổ sung nước để giảm nông độ Saponin hoặc tạt thuốc tím khắp ao và thay nước sau 4 giờ

– Khi phát hiện nhiễm khuẩn dạng sợi nhưng không có bệnh lý, sử dụng BKC để diệt tảo

 

 

Bệnh do thiếu vitamin C

 

BỆNH DO THIẾU VITAMIN C

Hình ảnh minh hoạ

Nguyên nhân

– Do khẩu phần ăn của tôm bị thiếu Vitamin C

Triệu chứng

– Tôm có dấu hiệu bỏ ăn, chán ăn

– Sức đề kháng giảm một cách rõ rệt, khả năng chống lại các loại bệnh kém, mẫn cảm hơn với các loại mầm bệnh

– Khả năng tái tạo vết thương giảm nên quá trình hồi phục sau bị thương cũng giảm

– Khả năng chịu sốc giảm, dễ tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh tấn công làm cơ thể tôm sinh trưởng chậm

– Tỷ lệ tôm có thể chết mỗi ngày khi mắc bệnh này từ 1-5%

– Bệnh thường xuất hiện và lan rộng trong những ao nuôi thâm canh, đặc biệt là trong những ao tảo phát triển chậm

– Về cơ thể tôm sẽ xuất hiện dưới lớp vỏ những vùng cơ màu đen ở mặt lưng của phần bụng tôm, ở các chân bò, chân bơi, hay trên mang tôm cũng có các vệt đen xuất hiện. Các vết cũng có thể xuất hiện ở ruột và dạ dày của tôm

 

Cách phòng bệnh

– Bổ sung một lượng Vitamin C vào khẩu phần ăn của tôm

– Cho tôm ăn thường xuyên Vitamin C với các ao nuôi bằng thức ăn công nghiệp, môi trường ao nuôi thiếu tảo

 

Cách trị bệnh

– Bổ sung một lượng Vitamin C vào khẩu phần ăn của tôm cho đến khi hết bệnh

– Cho tôm ăn thường xuyên Vitamin C với các ao nuôi bằng thức ăn công nghiệp, môi trường ao nuôi thiếu tảo

 

Nhiễm trùng lông ở tôm

Bệnh đóng rong / mảng bám

 

BỆNH ĐÓNG RONG/ MẢNG BÁM

Hình ảnh minh hoạ

 

Nguyên nhân

– Do tảo có hại hình thành như ( tảo lam, tảo lục )

– Do các loại nấm tiềm tàng trong ao

– Do vi khuẩn gây ra như Vibrio, Aeromonas

– Do động vật nguyên sinh

– Do kí sinh trùng, điển hình là trùng loa kèn

 

Triệu chứng

– Tôm bị nhiễm bệnh đóng rong, đóng nhớt toàn thân sẽ bị đơ, thường tập trung vào phần đầu ngực, toàn thân hay phụ bộ, mang tôm sẽ bị tổn thương, bên cạnh đó màu sắc cũng có phần thay đổi

– Tôm sẽ bị yếu dần, giảm ăn và chết từ từ vì nhiễm bệnh nếu không được điều trị kịp thời

– Rất dễ nhận biết tôm bị bệnh đóng rong bằng cách quan sát tôm trong sàn ăn, cũng có thể bắt tôm lên để quan sát xem vỏ tôm có bị trơn nhớt hoặc có rong tảo bám vào vỏ hay không

– Bên cạnh đó cũng có thể dùng kính hiển vi ở phòng thí nghiệm để kiểm tra sẽ thấy Zoothamnium bám trên vỏ và chân tôm

– Khi mắc bệnh tôm sẽ bị sót và stress khó lột vỏ, bỏ ăn và mắc các chứng bệnh khác

 

Cách phòng bệnh

– Kiểm tra sàn ăn thường xuyên để kịp thời phát hiện tôm bị bệnh và tiến hành điều trị

– Trộn Vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm kháng lại các loại bệnh

– Cho ăn thức ăn hữu cơ vừa phải nhằm giảm lượng vi khuẩn, nấm, tảo hình thành

– Ngoài ra còn cần kết hợp với các loại men vi sinh ( BZT Water, Bio Extra,… ) để xử lý tảo, xử lý môi trường nước

 

Cách trị bệnh

– Khi bệnh xảy ra tiến hành thay nước khoảng 30% để loại bớt các loại tảo độc, nấm, vi khuẩn, nguyên sinh động vật ra khỏi ao

– Giảm lượng thức ăn xuống 5-10% so với lượng thức ăn ban đầu để tránh dư thừa thức ăn ra môi trường nước dễ phát sinh khí độc NH3 do lúc này sức khoẻ của tôm khá yếu chưa ăn nhiều được

– Bà con tiến hành trộn Vitamin C, EM GỐC OnePlus vào thức ăn để bổ sung dinh dưỡng cho tôm

– Bổ sung các loại khoáng chất  vào môi trường để tôm mau lột vỏ và kích thích nhanh cứng vỏ ( Khoáng Aquamin, Azomite)

– Ủ chế phẩm sinh học EM GỐC OnePlus để tạt vào môi trường nước xử lý chất hữu cơ

 

 

Bệnh đầu vàng (YHV)

 

BỆNH ĐẦU VÀNG

Hình ảnh minh hoạ

 

Nguyên nhân

Bệnh đầu vàng lây truyền theo đường ngang, do vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi trường nước và lây truyền cho quần thể tôm nuôi trong ao. Bệnh do virus hình que gây ra gồm có:

– Yellow head virus (YHV): Tôm biến màu vàng nhạt ở phần carapace và mang

– Gill – associated virus (GAV): Tôm bị biến đỏ ở đuôi, phần đầu ngực và mang biến từ hồng đến vàng

– Lymphoid organ virus (LOV): hiện diện trong tế bào máu của tôm

Và ít nhất 4 chủng virus khác chưa được xác định. YHV chủ yếu được phát hiện ở Châu Á trong khi GAV phổ biến nhiều ở các vùng nuôi của Úc và cũng gây ra các dạng bệnh tương đối ít nghiêm trọng hơn

Triệu chứng

Bệnh đầu vàng có thể xuất hiện sau khi thả giống 20 ngày, thường gặp nhất ở cuối giai đoạn nuôi thương phẩm (60-70 ngày ) ở các ao nuôi thâm canh. Thời gian đầu ủ bệnh tôm sẽ ăn nhiều hơn mức bình thường trong một vài ngày, sau đó một số lớn sẽ đột ngột ngừng ăn. Khi bắt đầu chuyển bệnh:

– Ngày thứ nhất: Một số con có biểu hiện lờ đờ, bơi không định hướng lên tầng mặt gần bờ ao. Quan sát kĩ sẽ thấy tôm có màu nhợt nhạt, đầu ngực phòng lên và có màu vàng. Kiểm tra tôm sẽ thấy mang và gan chuyển sang màu vàng nhạt

– Ngày thứ hai, số tôm bệnh bắt đầu tăng nhanh và chết số lượng lớn

Trong vòng 3-5 ngày phát bệnh, tỷ lệ tôm chết tăng dần, có thể lên tới 100%

 

Cách phòng bệnh

– Chọn lọc và kiểm tra nguồn tôm giống cẩn thận trước khi thả nuôi

– Duy trì chất lượng nguồn nước nuôi tôm ở mức tối ưu, quản lý tốt môi trường xung quanh ao nuôi

– Xử lý các chất thải trong ao nuôi thường xuyên

Cách trị bệnh

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu nào cho bệnh đầu vàng trên tôm. Vì vậy cần phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm cụ thể là:

– Ở giai đoạn chuẩn bị cần cải tạo ao nuôi thật kỹ và phải diệt khuẩn, cũng như các loài giáp xác mang mầm bệnh

– Xử lý và lọc lắng nước kỹ trước khi cấp vào ao nuôi

– Chọn tôm giống từ nguồn uy tín, có chứng chỉ sạch bệnh qua kiểm tra PCR

– Bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất thiết yếu ( Vitamin C, Nature C, Khoáng tạt Aquamin ) vào khẩu phần ăn để giúp tôm tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh

 

Bệnh TAURA – Đuôi đỏ

 

BỆNH TAURA – ĐUÔI ĐỎ

Hình ảnh minh hoạ

 

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh Taura ở tôm thẻ chân trắng là do virus Taura (TSV) bệnh gây chết từ 40-90% tuỳ theo kích cỡ của tôm bệnh

Bệnh có thể lây lan theo những cá thể nhiễm bệnh mãn tính lan truyền sang con cháu trong quá trình sinh sản hoặc thông qua những sinh vật mang mầm bệnh vào vùng nuôi như: Chim Gallus domesticus, ký chủ trung gian dưới nước như Trichocorixa reticulate và qua nguồn nước có chứa virus và thức ăn nhiễm bệnh TSV làm thức ăn cho tôm nuôi

Triệu chứng

– Tôm yếu, èo uột, vỏ mềm, ruột không có thức ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé bờ, chậm lớn. Gan tuỵ có màu vàng hơn bình thường, mang, đuôi bị sưng

– Thân tôm ( đuôi và chân bơi ) có màu đỏ nhạt, hồng xám. Khi dùng kính hiển vi quan sát đuôi và chân bơi của tôm sẽ thấy dấu hiệu hoại tử

– Ở giai đoạn cấp tính, tôm thường chết trong giai đoạn lột xác. Đầu tiên thấy xuất hiện tôm chết dưới đáy, sau đó tôm nổi lên mặt nước và có nhiều tôm chết ở rìa ao

– Nếu tôm sống lột vỏ được, chúng có thể hồi phục và sinh trưởng bình thường, dù vẫn nhiễm liên tục virus

– Sau giai đoạn cấp tính, biểu bì bị hoại tử sẽ gây nên các đốm đen trên thân tôm, vỏ kitin ở đuôi và chân bơi bị ăn mòn do vi khuẩn Vibrio

– Tôm nhiễm TSV giai đoạn mãn tính không có dấu hiệu bên ngoài, mô bệnh chỉ có trong tổ chức lympho của tế bào

Cách phòng bệnh

 Hiện nay bệnh do virus Taura vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó người nuôi cần áp dụng các phương pháp phòng bệnh tổng hợp để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm của virus từ các nguồn

– Chọn con giống sạch bệnh đã được kiểm tra PCR

– Chọn nguồn tôm giống có khả năng kháng bệnh do virus như SPR: Giống tôm SPR đã chứng tỏ được khả năng chống lại các bệnh như: Đốm trắng ( WSSV ), Taura (TVS), Hoại tử gan tuỵ (AHNPD), hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV) và một số bệnh do vi khuẩn

– Phương pháp tắm con giống bằng nano bạc đang được sử dụng phổ biến nhằm tăng khả năng chống lại bệnh. Nếu tôm giống có mang mầm bệnh tiềm ẩn sẽ bị nano bạc diệt khi tắm giống, nano bạc còn tồn tại trong cá thể tôm đến 48h, giúp chống lại vi khuẩn khi ra ngoài môi trường ao nuôi

– Chọn lọc nguồn thức ăn chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng phù hợp, tránh cho ăn dư thừa

– Cần trữ và xử lý nước trong ao lắng , ao sẵn sàng trước khi bơm vào ao nuôi. Nên chia diện tích nuôi thành 60% ao nuôi, 40% ao trữ và xử lý nước

– Định kỳ diệt khuẩn, virus ao nuôi bằng chế phẩm như ( Pro Dine, BKC, Thuốc tím, Bronopol )

– Sử dụng các loại men vi sinh để sử lý nước và bổ sung đủ lượng Vitamin cho sự phát triển của tôm như ( Vitamin C, Nature C )

Cách trị bệnh

Hiện nay bệnh do virus Taura vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó người nuôi cần áp dụng các phương pháp phòng bệnh tổng hợp để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm của virus từ các nguồn

– Chọn con giống sạch bệnh đã được kiểm tra PCR

– Chọn nguồn tôm giống có khả năng kháng bệnh do virus như SPR: Giống tôm SPR đã chứng tỏ được khả năng chống lại các bệnh như: Đốm trắng ( WSSV ), Taura (TVS), Hoại tử gan tuỵ (AHNPD), hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV) và một số bệnh do vi khuẩn

– Phương pháp tắm con giống bằng nano bạc đang được sử dụng phổ biến nhằm tăng khả năng chống lại bệnh. Nếu tôm giống có mang mầm bệnh tiềm ẩn sẽ bị nano bạc diệt khi tắm giống, nano bạc còn tồn tại trong cá thể tôm đến 48h, giúp chống lại vi khuẩn khi ra ngoài môi trường ao nuôi

– Chọn lọc nguồn thức ăn chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng phù hợp, tránh cho ăn dư thừa

– Cần trữ và xử lý nước trong ao lắng , ao sẵn sàng trước khi bơm vào ao nuôi. Nên chia diện tích nuôi thành 60% ao nuôi, 40% ao trữ và xử lý nước

– Định kỳ diệt khuẩn, virus ao nuôi bằng chế phẩm như ( Pro Dine, BKC, Thuốc tím, Bronopol )

– Sử dụng các loại men vi sinh để sử lý nước và bổ sung đủ lượng Vitamin cho sự phát triển của tôm như ( Vitamin C, Nature C )

 

 

Bệnh vi bào tử trùng

 

BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG

Hình ảnh minh hoạ

 

Nguyên nhân

–  Tôm bị bệnh EHP: Là bệnh vi bào tử trùng, do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra cho tôm hay còn gọi là bệnh chậm lớn. Đây là loại bệnh xuất hiện nhiều ở các nước có ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia,… Tại Việt Nam bệnh EHP xuất hiện lần đầu vào năm 2015. Theo tổng cục thuỷ sản tình hình nhiễm bệnh EHP ở nước lợ đang có chiều hướng gia tăng

Triệu chứng

+ Tôm bị nhiễm bênh EHP sẽ có lớp biểu bì mỏng, cơ màu trắng như biểu hiện của việc tôm đang bị stress

+ Cuống mắt của tôm sẽ xuất hiện các đốm màu đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau tôm

+ Khi EHP lây nhiễm vào các ống của tuyến gan tuỵ làm bong tróc các tế bào, vì thế làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá của tôm

Cách phòng bệnh

–   Đảm bảo khử trùng hiệu quả toàn bộ hệ thống nuôi, bạt ao, dụng cụ và nước

–   Chuẩn bị nước trong thời gian dài trước khi sử dụng cũng có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh

–   Chỉ thả tôm sạch bệnh. Tiêu huỷ các lô bị nhiễm EHP

–   Giữ đáy ao sạch sẽ, Loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ trong ao vì nó có thể chứa bào tử EHP

–  Không cho tôm ăn quá nhiều, việc dùng quá nhiều năng lượng cho tiêu hoá sẽ làm cho tôm yếu đi

Cách trị bệnh

Hiện nay chưa có phương thuốc để tiêu diệt mầm bệnh EHP, nhưng chúng ta có thể khống chế sự lây nhiễm qua đường thức ăn

Khử trùng nước để diệt khuẩn sát trùng bằng BKC, Chlorine

Hoặc thử sử dụng các một vài loại kháng sinh ( Cefotaxime, Ceftiofur, Oxytetracycline, Rifapicine Cotrym,..) để tìm ra loại kháng sinh phù hợp